[Chia sẽ] NPM là gì? Một số yếu tố khác mà bạn cần chú ý với NPM Chuẩn nhất 2020

Nếu bạn đã hoặc đang làm quen với Nodejs thì chắc có lẽ không còn quá xa lạ với npm, một câu lệnh quen thuộc. Tuy nhiên, đối với ai chưa từng sử dụng qua sẽ đều đặt ra một dấu hỏi là gì và mong muốn có sự giải đáp. Bởi vậy với bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn và đưa ra câu trả lời giúp bạn hiểu được cơ bản nhất về "NPM là gì" nhé!

1. Giải đáp về "NPM là gì?"

Giải đáp về "NPM là gì?"

NPM là cách viết ngắn gọn dành cho Node Package Manager, được biết tới là một công cụ tạo và giúp quản lý các thư viện lập trình Javascript sử dụng cho NodeJS. Đối với cộng đồng Javascript các lập trình viên sẽ được chia sẻ về hàng trăm nghìn các thư viện cùng việc chứa đựng các đoạn code được thực hiện sẵn một chức năng phù hợp trước đó.

Thông qua thư viện đó có thể giúp cho các dự án mới thực hiện tránh việc phải viết lại các thành phần cơ bản, hay như các thư viện lập trình hoặc thậm chí là các framework. Bạn có thể khai thác việc tái sử dụng hữu ích hơn.

Để giúp bạn có thể hiểu cụ thể hơn về NPM hay như bạn chưa thể tưởng tượng được ra lợi ích khi sử dụng NPM đó thì hãy cùng xem ra các ví dụ cụ thể hơn. Lưu ý về ví dụ sẽ chưa tính tới việc bạn đã sử dụng về một package manager như yarn hay maven nào khác.

Điều cần thực hiện là việc bạn sẽ phải chia sẻ code cho chính cộng sự của mình

Cụ thể hơn: "Trường hợp bạn không sử dụng về NPM thì bạn sẽ cần tiến hành việc download toàn bộ các thư viện một cách thủ công tay. Tiếp đó sẽ cần thực hiện việc include vào chính project của bạn từ đó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Còn khi áp dụng NPM bạn lại tiết kiệm được tất cả vì chỉ cần 1 dòng lệnh là bạn đã hoàn tất công việc lưu thư viện".

Hoặc như về việc khi bạn tham gia một dự án nào đó, điều cần thực hiện là việc bạn sẽ phải chia sẻ code cho chính cộng sự của mình. Và nếu như tại đây bạn không sử dụng tới NPM hay như không sử dụng bất kỳ trình quản lý package nào thì việc bạn commit code sẽ cần commit cả thư viện . Từ đó gây nên việc nặng cho bộ nhớ hay cả khi deploy chúng ta cũng cần phải copy thư viện lên điều đó sẽ làm bạn tiêu tốn nhiều thời gian và chậm công việc hơn rất nhiều.

2. Công dụng mà NPM đem lại khi sử dụng là gì?

Công dụng và NPM đem lại khi sử dụng là gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin các lập trình viên sử dụng tới NPM sẽ giúp việc hoàn tất các nhiệm vụ đơn giản đi rất nhiều cũng như hỗ trợ việc quản lý trở lên dễ dàng hơn. Vì chính các thư viện đã đều có sẵn trên npm và người sử dụng chỉ cần sử dụng tới một dòng lệnh để tải về hoặc dễ dành include chúng hơn thông thường.

Cùng đó với mỗi đoạn code đôi khi còn phụ thuộc vào rất nhiều mã nguồn mở khác nhau và việc quản lý lại khó khăn hơn. Vậy nên, việc mà một công cụ như NPM ra đời đã hỗ trợ việc quản lý thư viện không mất nhiều công sức hay thời gian nữa. Mà dung lượng phục vụ đã đem lại cũng sẽ giúp bạn thấy được việc bớt sức nặng.

Bên cạnh đó, cộng đồng sử dụng NPM là rất lớn và hàng nghìn các thư viện đã được phát hành cũng như hỗ trợ cho chính javascript ES6, Express, Duo, React, Duo,...Và cạnh đó một công cụ mới như Yarn cũng đã được phát triển tương tự như NPM, thông qua chính Facebook phát triển đem lại nhiều tính năng vượt trội hơn và tương lai có thể thay thế cho NPM.

Dù sao thì nếu bạn đã từng học tập và làm việc code PHP thì sẽ nhận biết được Composer là một công cụ quản lý thư viện ra sao. Thì công cụ NPM sẽ là sự tương tự quản lý thư viện Javascript cùng lợi ích chính như vậy. Bởi vậy mà bạn cũng nên nắm bắt và đón nhận một cách thức phù hợp cho bản thân.

3. Cách thức hoạt động của NPM cụ thể ra sao?

3.1. Vai trò hoạt động chính của NPM

Cách thức hoạt động của NPM cụ thể ra sao?

Cách thức hoạt động của NPM cụ thể ra sao?

Trên thực tế thì NPM sẽ hoạt động dựa trên hai vai trò chính sau:

- Thứ nhất, NPM chính là Repository sử dụng một cách rộng rãi để thực hiện việc publish project NodeJS của nguồn mở. Tức là việc đây sẽ là một nền tảng trực tuyến giúp mọi người có thể publish thực hiện các chia sẻ về công cụ được viết bởi javascript.

- Thứ hai, NPM khi là một dòng lệnh sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tương tác trực tiếp với các nền tảng trực tuyến hay như việc trình duyệt, máy chủ. Sử dụng tiện ích này còn hỗ trợ cho chính việc cài đặt và tiến hành gỡ bỏ các gói, tác động quản lý phiên hay hoặc việc quản lý dependency cho việc chạy dự án hiệu quả.

Sử dụng được NPM thì trước đó bạn cần phải cài đặt cho mình về NodeJS bởi chúng luôn có sự liên kết, kết nối trực tiếp với nhau. Cùng đó với dòng lệnh NPM còn cho phép NodeJS hoạt động chính xác hơn.

3.2. Thực hiện việc cài đặt NPM đơn giản và chi tiết

Thực hiện việc cài đặt NPM đơn giản và chi tiết

Như chúng ta có thể nhận thấy rằng NPM có sẵn khi bạn đã tải NodeJS về. Hay như nếu bạn muốn kiểm tra về việc trên hệ thống của mình đã có cài đặt NPM hay chưa thì chúng ta có thể sử dụng lệnh "npm -v" để có thể xem xét. Tất nhiên sau lệnh này nếu có một phiên bản được hiện ra thì hệ thống bạn sử dụng đã được cài đặt về NPM rồi.

Bởi vì NPM là một phần mềm được thực hiện cài đặt trực tiếp trên máy tính của bạn vậy nên bạn có thể sử dụng nó cho việc cài đặt các thư viện Javascript từ sự hỗ trợ của internet. Việc bắt đầu cài đặt cho một thư viện nào đó cũng không quá khó khăn bạn chỉ cần thực hiện việc mở cửa sở Terminal hoặc là dùng CMD cùng với lệnh cụ thể sau: "npm install package - name".

Ví dụ cụ thể như việc tải Vusjs về chúng ta cần sử dụng lệnh là "npm install vue" và sau đó muốn sử dụng Vue.js thì câu lệnh chúng ta cần sử dụng require: "var Vue = require ('vue');"

4. Một số yếu tố khác mà bạn cần chú ý với NPM

4.1. Giúp bạn cài đặt Global cùng việc cài đặt Local

Giúp bạn cài đặt Global cùng việc cài đặt Local

Để thực hiện việc cài đặt một gói thông qua NPM thông thường sẽ có hai cách đó là sử dụng local hoặc một cách khác là việc sử dụng global

+ Thực hiện với Local: Bạn sẽ cần tạo ra thư mục về "node_modules" khi chưa có trong project hoặc trường hợp đã có rồi thì nó sẽ thực hiện việc lấy code của gói cần cài đặt và đưa vào. Hay chính là việc chỉ hiển diện trong thư mục của project hiện tại và nếu bạn muốn sử dụng thì dùng tới lệnh "require()".

+ Thực hiện với Global: Tại đây sẽ tiến hành việc lưu trữ code của gói trong các file của hệ thống cố định trong máy của bạn và việc bạn sử dụng các package này sẽ cần thông qua các hàm Command Line Interface (CLI) có thể nhắc tới như "gulp". Cùng đó là bạn không thể dùng package thông qua lệnh "require()".

Khi nhắc tới các package thì mặc định khi cài đặt sẽ là cài trên chính project của bạn. Hơn nữa các package thư viện đưa vào project còn có thể liên tục update mới thông qua lệnh "npm update" có thể cập nhật các gói liên quan đó. Còn khi bạn muốn cập nhật một gói cụ thể hơn thì "npm update package_name" sẽ là cú pháp bạn có thể áp dụng. Hay như các câu lệnh này có thể sử dụng thêm về "flag -g" để có thể cập nhật cho các gói được cài đặt tại global.

4.2. Việc kiểm tra về các gói đã cài đặt

Việc kiểm tra về các gói đã cài đặt

Nếu bạn cần thực hiện việc kiểm tra các gói được cài đặt thông qua sử dụng NPM thì cũng sẽ câu lệnh riêng được sử dụng là "npm ls". Còn để kiểm tra các cài đặt trên global thì bạn chỉ cần thực hiện thêm tham số "-g" cụ thể câu lệnh là "npm ls -g".

4.3. Đối với Package.json

Thực hiện việc quản lý cho các gói cài đặt mang tính cục bộ bằng npm là một điều cần thiết và việc quản lý đó sẽ được thực hiện thông qua file package.json, một file nằm trong chính thư mục gốc thuộc project.

Bên cạnh đó file package.json sẽ bao gồm chứa các nội dung như:

+ Có các gói thư viện lập trình mà project đã sử dụng.

+ File JSON còn cho phép bạn xác định về các phiên bản chính xác của chính các gói thư viện lập trình đã sử dụng trước đó.

Đối với Package.json việc thực hiện sẽ thế nào

+ Tiếp đó là việc cho phép xác định về các phiên bản cụ thể nhất của gói thư viện lập trình đang được sử dụng.

+ Thông qua file các gói mà lập trình viên xây dựng còn có thể chia sẻ một cách dễ dàng với các lập trình viên khác thông qua NPM, có thể trên toàn cầu.

Để tạo ra file package.json mẫu thì lệnh sử dụng cụ thể sẽ là "npm init -yes". Ngoài ra bạn cũng còn cần xác định một số các thuộc tính trong chính file JSON này gồm:

+ Tên của gói thư viện (name)

+ Phiên bản của gói (version)

+ Mô tả về gói thư viện (Description)

+ Trang chủ của gói (homepage)

+ Tác giả (author)

+ Tên của người đóng gói cho package (contributors)

+ Danh sách về gói phụ thuộc và tự động được cài (dependencies)

+ Loại url của package và loại repository (cụ thể thường là git)

+ Các từ khóa (keywords)

+ index.js (majn)

Ngay từ chính việc tìm hiểu về thuật ngữ, các thức hoạt động hay cài đặt thì chúng ta có thể nhận thấy npm là một thư viện rất hữu ích dành cho các lập trình viên. Bởi vậy mà các lập trình viên sẽ cần tìm hiểu và thay thế cho giúp nâng cao cho chính tiến độ công việc của bản thân mình. Đơn giản đôi khi nắm chắc nền tảng kiến thức đó cũng là một yếu tố mà nhà tuyển dụng có thể xem xét tới khi lựa chọn ứng viên sáng giá cho công ty.

Bởi vậy, hy vọng bài viết trên đây mà chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào đó giúp ích cho bạn nhiều hơn. Chuẩn bị thật tốt cho bản thân để tiến tới một công việc tốt nhất trong tương lai, thỏa mãn niềm đam mê với nền tảng công nghệ thông tin của chính bản thân mình nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]