[Tìm hiểu] Google Shopping là g��? Giá trị nổi bật Google Shopping mang lại Update 2020

Vừa mới ra mắt ở thị trường Việt Nam vào cuối năm 218, nhưng Google Shopping đã được "dân tình" đánh giá cao về tính khả thị và hiệu quả, đặc biệt là chúng giúp tiết kiệm ngân sách hơn so với những loại hình quảng cáo của Google khác. Vậy Google Shopping là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Hạ Linh tìm hiểu về những khía cạnh xoay quanh hình thức quảng cáo hấp dẫn này nhé!

1. Tìm hiểu về quảng cáo mua sắm - Google Shopping

Tìm hiểu về quảng cáo mua sắm - Google Shopping

Tìm hiểu về quảng cáo mua sắm - Google Shopping

Một vài con số ấn tượng sau đây có thể kích thích sự tò mò của bạn đối với hình thức quảng cáo Google Shopping. Thứ nhất, Google Shopping giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo lên đến 35%. Thứ hai, Google Shopping giúp giảm PPC (Pay Per Click) khoảng 25%. Thứ ba, Google Shopping tiết kiệm chi phí vì chúng chỉ bằng một nửa ngân sách so với Google ads, Facebook ads. Thứ tư, Google Shopping giúp tăng doanh thu gấp đôi. Với những thông số hấp dẫn này, còn chần chừ gì mà không khám phá ngay hình thức quảng cáo đặc biệt này thôi nào!

1.1. Google Shopping là gì?

Google Shopping là một hình thức quảng cáo của Google, hay được thuần Việt với cái tên quảng cáo mua sắm. Google Shopping là một hình thức quảng cáo trên internet, trên cơ sở truy vấn tìm kiếm của khách hàng, Google Shopping cho phép các danh sách sản phẩm liên quan đến truy vấn đó hiển thị lên đầu trang. Mục đích của hoạt động Google Shopping là giúp người dùng dễ dàng phát hiện, so sánh, đối chiếu và thậm chí là tham khảo được giá bán ngay trong kết quả tìm kiếm.

Google Shopping là gì?

Google Shopping là gì?

Lấy một ví dụ thường gặp, khi bạn bắt đầu nhập một từ khóa trên ô tìm kiếm của Google, chẳng hạn như "ghế văn phòng". Sau đó kết quả tìm kiếm hiện ra, ở ngay vị trí đầu tiên hoặc bên cạnh màn hình hiển thị, người dùng sẽ thấy một loạt các thông tin về sản phẩm "ghế văn phòng" của nhiều nhà cung cấp khác nhau, có kèm theo cả giá bán. Bạn có thể gặp nhiều nhất là các đơn vị như Shopee, Lazada, Tiki,...

Với các chủ cửa hàng, hình thức bán hàng này rất tiện lợi. Vì sản phẩm của họ có cơ hội được tiếp cận nhanh nhất với những khách hàng đang có nhu cầu. Với người tiêu dùng Việt Nam, thói quen tham khảo và tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm trước khi quyết định mua hàng đã trở thành một động lực để giúp Google Shopping trở thành một lựa chọn ưu tiên. Với chiến lược Marketing hiệu quả, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

1.2. Google Shopping hiển thị như thế nào?

Xem lại ví dụ đã đề cập ở trên, bạn có thể dễ dàng mường tượng ra cách mà Google Shopping hiển thị cho người dùng. Lúc này, khi truy vấn tìm kiếm của người dùng đã được chấp nhận, trên màn hình giao diện kết quả tìm kiếm của Google, sẽ có tổng cộng thông tin về 5 sản phẩm liên quan đến từ khóa tìm kiếm đầu tiên. Cuối sản phẩm thứ 5, sẽ có biểu tượng mũi tên hướng về bên phải, người dùng khi click vào mũi tên này thì hệ thống sẽ hiển thị ra nhiều kết quả hơn (không quá 30 sản phẩm).

Google Shopping hiển thị như thế nào?

Google Shopping hiển thị như thế nào?

Bên cạnh hiển thị theo chiều ngang ở vị trí đầu tiên, Google Shopping còn cho phép các sản phẩm hiển thị theo chiều dọc, ở phía bên phải của giao diện tìm kiếm. Cột dọc bên phải này hiển thị 9 thông tin sản phẩm có liên quan nhất đến từ khóa. Thông tin hiển thị tương tự như cột ngang, nghĩa là cũng bao gồm tên gọi, website cửa hàng và giá bán. Theo đó, người dùng có nhu cầu có thể xem xét một lượt, chọn ra sản phẩm cân nhắc nhất và click vào để xem được nhiều thông tin hơn.

Trên giao diện mobile, Google Shopping lại có cơ chế hiển thị theo một cách khác. Tại đây, có tổng cộng thông tin 3 mẫu sản phẩm, người dùng có thể xem nhiều mẫu hơn bằng cách trượt sang bên trái. Về cơ bản, quảng cáo mua sắm thuận tiện hơn bởi tính trực quan, hiển thị ở các vị trí đẹp so với những hình thức quảng cáo khác. Ngoài ra, khả năng người mua tiềm năng sẽ cao hơn vì thông tin sản phẩm được lựa chọn theo đúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

Nguyên tắc hiển thị của Google Shopping vẫn tuân theo quy luật. Dựa trên điểm chất lượng và giá thầu. Chỉ khác ở chỗ, tiêu chí trải nghiệm trang đích là cơ sở để đánh giá điểm chất lượng Google. Tỷ lệ hiển thị một sản phẩm cao hơn nếu như sản phẩm đó được mô tả rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin. Ngoài ra, cơ chế gia tăng hiển thị cũng nhờ vào việc tối ưu từ khóa trên thông tin sản phẩm.

Google Shopping cũng tương tự như các chiến dịch SEO web vậy. Không phải cứ chạy là được hiển thị, mà bạn cần tối ưu trong quá trình chạy thì sản phẩm của bạn mới chễm chệ ở TOP đầu danh sách tìm kiếm.

1.3. Mất bao nhiêu để chạy Google Shopping?

Mất bao nhiêu để chạy Google Shopping?

Mất bao nhiêu để chạy Google Shopping?

Khi người dùng bắt đầu truy vấn một keywords chẳng hạn như tên của một sản phẩm. Lúc này, thông qua một cơ chế, quá trình phân tích dữ liệu, hệ thống công cụ tìm kiếm sẽ cho ra một loạt kết quả tạo thành danh sách thông tin sản phẩm có liên quan mật thiết đến những gì mà người dùng đang quan tâm. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải mất một khoản chi phí nào cả nếu như chỉ dừng lại ở việc hiển thị. Google chỉ bắt đầu tính phí, khi người dùng truy cập vào link sản phẩm và theo dõi những thông tin thêm của sản phẩm đó.

2. Điểm danh những giá trị mà Google Shopping mang lại

Google Shopping là gì? Có thể ví công cụ này như là một kho dữ liệu khổng lồ, chúng tự động xử lý, phân tích và cho ra kết quả tìm kiếm như ý muốn. Do đó, công cụ này hứa hẹn là một kênh quảng cáo mang đến nhiều ích lợi cho người dùng và cả người bán.

2.1. Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột

Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột

Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột

Theo một thống kê của Google, khoảng 34 - 35% là con số nói lên tỷ lệ nhấp chuột vào sản phẩm từ Google Shopping, dữ liệu này gấp đôi so với những quảng cáo Pay Per Click thông thường. Lý giải cho điều này, có thể thấy chủ yếu là do thói quen mua sắm của người dùng. Những khách hàng có thể theo dõi các thông tin khá chi tiết liên quan đến sản phẩm, những thông tin này đều là những thông tin mà họ mong muốn được tham khảo, chẳng hạn như thông tin về cửa hàng, hình ảnh sản phẩm, giá cả,...

Không có không gian cho văn bản thuần túy trong Google Shopping. Bởi vậy, khi Google Shopping hiển thị, bạn chủ yếu sẽ thấy những hình ảnh sản phẩm chỉn chu, gắn liền với thông tin, giá cả, có thể hấp dẫn người tiêu dùng. Điều này làm cho người dùng cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn, từ đó thúc đẩy doanh thu của cửa hàng hơn.

2.2. Tiết kiệm chi phí

Những cửa hàng hay các doanh nghiệp có thể thấy được Google Shopping mang lại tỷ lệ CPC thấp hơn, giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời, gia tăng lưu lượng của người dùng truy cập. Hiện nay, khá nhiều các doanh nghiệp, cửa hàng nhận lại mức CPC trung bình có tỷ lệ giảm xuống đáng kể thông qua Google Shopping. Do đó, có thể thấy dịch vụ này mang lại cho chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp những hiệu quả hết sức đáng kể.

2.3. Tối ưu lợi tức đầu tư

Tối ưu lợi tức đầu tư

Tối ưu lợi tức đầu tư

Nếu doanh nghiệp đồng thời đầu tư quảng cáo tại Google Shopping và một vài dịch vụ khác từ Google, với mức ngân sách bằng nhau, bạn có thể thấy rõ Google Shopping mang lại cho bạn lợi nhuận tốt hơn. Nhiều chuyên gia Marketing cho rằng, nguyên nhân là nhờ vào sự cải thiện của vừa chỉ số CPC, vừa chỉ số CTR, do đó Google Shopping có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một nửa chi phí quảng cáo, hoặc mang lại lợi nhuận gấp đôi.

2.4. Quảng cáo hiển thị tốt trên mobile

Như đã phân tích trong chế độ hiển thị, sẽ có khoảng 2 vị trí cho phép thông tin quảng cáo về sản phẩm hiển thị trên thiết bị di động nếu người dùng bắt đầu một truy vấn tìm kiếm. Với Google Shopping, sẽ có khoảng 15 kết quả thông tin sản phẩm được hiển thị theo cơ chế băng chuyền, người dùng sẽ không mất thêm một thao tác tìm kiếm hai vị trí đầu tiên như trước đây.

Xuất phát từ xu thế dịch chuyển của khách hàng từ PC sang laptop, hay sang smartphone, các quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được nhiều người quan tâm hơn.

2.5. Cài đặt dễ dàng

Cài đặt dễ dàng

Cài đặt dễ dàng

Trong khâu lên chiến dịch quảng cáo, chạy ads có thể nói là công đoạn tốn công sức và thời gian nhất. Từ việc lên kế hoạch ngân sách, cho đến chọn keywords thầu, kiểm tra và chạy thử các nhóm quảng cáo,... Nên đối với doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng sẽ tương đối khó khăn. Trong khi Google Shopping cho phép bạn có thể đưa ra một sản phẩm với các thông tin về thuộc tính, công dụng, tiêu đề, giá cả,... Chính xác và đưa lên Google merchant là được.

2.6. Tự động điều chỉnh thông tin về sản phẩm

Nếu sử dụng Google Shopping, chúng sẽ tự động cập nhật những thông tin, dữ liệu mà doanh nghiệp đã tùy chỉnh trên Google merchant. Theo đó, khi doanh nghiệp bắt đầu cài đặt chế độ auto cập nhật, Google Shopping sẽ nhanh chóng cập nhật chiến dịch trung bình một lần/ngày. Việc này có thể giúp bạn tránh việc đặt giá thầu cho các sản phẩm đã bán hết, hoặc các sản phẩm đã không còn trong hệ thống. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp tiến hành bổ sung một sản phẩm mới vào website của mình, cùng một mã thông báo, sản phẩm đó sẽ được tự động bổ sung vào nguồn dữ liệu cấp cho doanh nghiệp ngày kế tiếp.

2.7. Tùy chỉnh nhãn

Tùy chỉnh nhãn

Tùy chỉnh nhãn

Chiến dịch Google Shopping mang lại cho người bạn nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội được bổ sung tối đa 5 lớp nhãn tùy chỉnh. Hiệu suất chiến dịch quảng cáo của bạn lúc này sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ. Chẳng hạn như, với các sản phẩm đang bán, bạn có thể cài đặt nhãn với tỷ lệ chiết khấu cao để rõ ràng và thuận tiện trong hoạt động thanh toán, có thể hỗ trợ người bán giám sát hiệu quả từ các chiến dịch Google Shopping một cách chặt chẽ hơn.

2.8. Báo cáo tốt hơn

Google Shopping có thể cung cấp khả năng kiểm tra hiệu suất thông qua dữ liệu từ chiến dịch quảng cáo của người bán theo thuộc tính hoặc theo chủng loại của mặt hàng. Người bán có thể phân đoạn dữ liệu hoặc lọc dữ liệu trên cơ sở thuộc tính của mặt hàng (thương hiệu, chủng loại, ID, danh mục, nhãn,...) do chỉ số hiệu suất không liên kết theo nhóm mặt hàng, mà liên kết theo mục.

2.9. Số liệu cạnh tranh

Số liệu cạnh tranh

Số liệu cạnh tranh

Google Shopping cung cấp cho người bán chỉ số CPC, đồng thời là chỉ số CTR ẩn danh do sử dụng bộ đo đếm chuẩn, giúp bạn có được chỉ số ngay trên đối thủ cạnh tranh. Để người bán có thể sáng tạo thêm ý tưởng theo giá thầu cho vị trí quảng cáo của sản phẩm, lâu dần có thể giúp cho chiến dịch quảng cáo của người bán vận hành tiết kiệm chi phí, mà vẫn hiệu quả ngay từ đầu.

Nếu hiểu đúng bản chất Google Shopping là gì? Chắc chắn sau bài viết này, sẽ không chỉ là những cái tên độc chiếm thị phần quảng cáo mua sắm như Lazada, Shopee,... Mà còn ghi nhận những cái tên đa dạng khác!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]