Xét Nghiệm Chlamydia Là Gì? Tầm Soát Bệnh Như Thế Nào Năm 2020

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó có bệnh STDs. Hãy cùng tham khảo bài viết: “Xét nghiệm Chlamydia là gì?” để hiểu rõ thêm về loại xét nghiệm này nhé!

Xem thêm:

STDs là gì? Xét nghiệm STDs Là Gì?

Chlamydia là gì?

Đây là tên bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nhiều người bị hiện nay bệnh STDs. Độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi là độ tuổi chủ yếu mắc bệnh này và phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis

Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm vi khuẩn Chlamydia có trong cơ thể. Từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trong cơ thể con người có nhiều loại Chlamydia gây bệnh khác nhau. Có những chủng gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do gia cầm bị nhiễm bệnh lây sang người. Có chủng lây bệnh qua đường tình dục phổ biến ở nhiều nước phát triển. Một số chủng gây bệnh thông qua lây nhiễm ở kết mạc, niệu đạo và trực trang.

Dạng thứ hai của Chlamydia là gây bệnh mắt hột- nguyên nhân gây mù lòa rất phổ biến hiện nay.Loại vi khuẩn này được lây truyền từ mẹ sang con thông qua việc trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với tử cung của người mẹ khi sinh. Đặc biệt, Chlamydia được tìm thấy ở bệnh viêm vùng chậu nhất là giới trẻ.

Xét nghiệm Chlamydia
Xét nghiệm Chlamydia

Bệnh Chlamydia có triệu chứng gì không?

Đây là căn bệnh ít xuất hiện các triệu chứng. Gần 70% phụ nữ và khoảng 50% nam giới không có triệu chứng khi bị nhiễm. Khi các triệu chứng chỉ xuất hiện vài tuần sau khi tiếp xúc ban đầu với vi khuẩn Chlamydia.

Ở phụ nữ, Chlamydia thường gây các hậu quả nghiêm trọng hơn nam giới nhưng khả năng mắc bệnh của phụ nữ thường thấp hơn nam giới rất nhiều.

Xem thêm: Bệnh lậu là gì? Xét Nghiệm Bệnh Lậu và Những Điều Cần Biết [Chi tiết 2020]

Những triệu chứng xuất hiện ở nữ giới bao gồm

  • Sau khi giao hợp hoặc giữa thời kỳ kinh nguyệt sẽ bị chảy máu âm đạo.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều bất thường.
  • Đau ở vùng bụng hoặc lưng dưới.
  • Đau khi giao hợp.

Những triệu chứng xuất hiện ở nam giới nếu bị nhiễm Chlamydia

  • Ngứa niệu đạo (lỗ sáo).
  • Chảy mủ hoặc chảy dịch đục ở dương vật
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn.

Một số triệu chứng chung xuất hiện ở cả nam và nữ mắc Chlamydia

  • Đi tiểu hay bị đau, buốt hoặc rát.
  • Nếu nhiễm Chlamydia ở hậu môn thường bị đau, ngứa, chảy máu hoặc ra dịch nhầy của trực tràng
  • Mắt bị đỏ, ngứa, thường xuyên chảy nước mắt
  • Đau cổ họng, ho, sưng hạch bạch huyết hoặc sốt
Một số triệu Chứng Chlamydia ở Nam và Nữ
Một số triệu Chứng Chlamydia ở Nam và Nữ

Biện pháp điều trị nếu mắc bệnh Chlamydia

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, cẩn trọng khi quan hệ với bạn tình mới. Vì nguy cơ lây nhiễm từ những bạn tình mới là rất khó kiểm soát.
  • Bất cứ ai được điều trị nên được xét nghiệm lại 6 tháng sau đó.
  • Nhiễm trùng phức tạp bắt buộc phải điều trị lâu hơn và phải nhập viện để điều trị bằng kháng sinh, trong trường hợp nguy cấp sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời.
  • Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về thời điểm bạn tiếp tục hoạt động tình dục một cách an toàn.

Những biến chứng của Chlamydia

  • Nếu không được điều trị kịp thời, Chlamydia có thể gây một số biến chứng sau đây:
  • Ở phụ nữ, lây lan từ cổ tử cung đến tử cung và ống dẫn trứng, một bệnh nhiễm trùng dễ dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung, và vô sinh.
  • Ở nam giới, gây viêm tinh hoàn, tuyến tiền liệt và bìu có thể gây ra vô sinh
  • Dễ gây sảy thai, sanh non và sinh nhẹ cân với phụ nữ đang mang thai. Nhiễm trùng như nhiễm trùng mắt hoặc thậm chí viêm phổi cũng lây truyền từ mẹ sang con.
  • Thậm chí, chlamydia gây phát ban, đau và đau khớp ở cả nam và nữ nếu không được chữa trị.

Xét nghiệm Chlamydia như thế nào?

Có 2 cách để xét nghiệm Chlamydia:

  • Nuôi cấy mẫu phết từ cổ tử cung và âm đạo để xác định xem trong đó có Chlamydia hay không.
  • Tìm kháng thể chống lại Chlamydia bên trong cơ thể. Mẫu bệnh phẩm từ niệu đạo, cổ tử cung hoặc nước tiểu dùng để tiến hành các xét nghiệm trên.
Xét nghiệm Chlamydia như thế nào?
Xét nghiệm Chlamydia như thế nào?

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Chlamydia?

Khi gặp phải các trường hợp sau, bạn nên đi xét nghiệm Chlamydia:

  • Xuất hiện bất kì một triệu chứng nào của nhiễm Chlamydian
  • Quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình mới
  • Bao cao su của bạn bị rách
  • Nghi ngờ mình mắc các bệnh lây qua đường tình dục
  • Đang mang thai hay có ý định mang thai
  • Bạn bị viêm nhiễm vùng châu hoặc có các vấn đề về âm đạo.
Vòng đời của Vi Khuẩn Chlamydia
Vòng đời của Vi Khuẩn Chlamydia

Xem thêm: Oral Sex Là Gì? Lợi Ích Và Nguy Cơ Từ Oral Sex

Hi vọng bài viết về xét nghiệm Chlamydia đã cung cấp cho các bạn những thông tin thật cần thiết để phát hiện sớm một trong những căn bệnh tình dục phổ biến nhất hiện nay.

Tài liệu Tham khảo:



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]