Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em? Nguyên Nhân và Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị Ngộ Độc

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là vấn đề rất nhiều cha mẹ quan tâm. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm rất đa dạng, phong phú và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Hãy tham khảo bài viết về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em để giải đáp thắc mắc.

Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em
Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Mới nhất 2020

Nguyên Nhân Gây Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em

Sức đề kháng của trẻ em thường yếu nên có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là ăn phải các thực phẩn bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh, nhiễm các chất hóa học, nhiễm khuẩn và các yếu tố độc hại khác.

Trong số đó, nhiễm vi khuẩn là phổ biến nhất, còn có virus, kí sinh trùng, chất bảo quản, thuốc sâu, hóa chất phụ gia có trong thực phẩm.

– Các món ăn cho trẻ không được lựa chọn, chế biến kỹ lưỡng

– Vệ sinh tay chân kém, không có thói quen rửa tay thường xuyên ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

– Các triệu chứng trứng có thể nhận biết khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

– Sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải cực phẩm bị nhiễm độc, sẽ biểu hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

– Tiêu chảy đi kèm buồn nôn là hai triệu chứng chính. Tình trạng này có thể kéo dài một ngày hoặc một tuần hoặc nhiều hơn tùy vào thể trạng của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, sốt, mệt mỏi, chóng mặt.

– Tình trạng tiêu chảy và nôn mửa thường hay gây hiện tượng mất nước, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hiệu tượng mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây kiệt sức nhanh do 90% cơ thể chúng ta là nước. Không chỉ vậy, mất nước còn dễ dẫn tới hiện tượng sốc nhiễm khuẩn nếu ngộ độc do vi khuẩn gây nên.

– Nếu trẻ có các dấu hiệu như sau thì cần đưa đến các cơ sở phòng khám y tế để khám và điều trị ngay:

  • Trẻ lờ đờ, miệng khô, lưỡi và môi khô.
  • Tay chân yếu ớt, hay ngủ gật, bàn tay hoặc bàn chân lạnh, da dẻ nhợt nhạt
  • Nghẹt thở nhanh, thở dốc
Nguyên Nhân Gây Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em
Nguyên Nhân Gây Ngộ Độc Thực Phẩm Ở Trẻ Em

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần làm gì?

Chú ý

Tình trạng nôn của trẻ:

  • Khi nôn cần giữ trẻ ở tư thế đầu thấp, nghiêng một bên, tránh nằm ngửa, hạn chế dịch nôn gây tắc nghẽn đường thở. Vì khi nôn, dễ bị sặc lên mũi, xuống phổi. Do đó người lớn phải nhanh chóng bịt mũi trẻ khi trẻ bị sặc lên mũi, gây khó thở sẽ dẫn tới tử vong

Bù nước điện giải:

  • Tiêu chảy và nôn mửa khiến cơ thể trẻ bị mất nước, dễ khiến trẻ mệt lả, suy kiệt, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó cần dùng dung dịch Oresol hoặc nước để bù nước. Đây là dung dịch khó uống nên phải khéo léo cho trẻ uống ít một, tránh nôn ngược trở lại

Ăn các thức ăn mềm:

  • Cho trẻ ăn cháo, cơm, súp nghiền để nhanh hồi phục hệ tiêu hóa. Với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú nhiều, tránh các thực phẩm chiên rán, dầu mỡ; bơ, sữa tuyệt đối.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy:

  • Không vội vàng cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Vì nó sẽ làm cho vi khuẩn, độc tố gây hại ở lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, gây đầy hơi, chướng bụng lâu khỏi.

Tránh hoạt động mạnh:

  • Khi mất nước cơ thể rất mệt mỏi, tránh hoạt động mạnh sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục.
Khi nôn cần giữ trẻ ở tư thế đầu thấp, nghiêng một bên, tránh nằm ngửa, hạn chế dịch nôn gây tắc nghẽn đường thở
Khi nôn cần giữ trẻ ở tư thế đầu thấp, nghiêng một bên, tránh nằm ngửa, hạn chế dịch nôn gây tắc nghẽn đường thở

Đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, bỏ bú, dịch nôn có màu, trẻ đau bụng chướng bụng đau đầu cần đưa ngay tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay, các thực phẩm bẩn, nhiều hóa chất độc hại tràn lan trên thị trường. Vì vậy khi có con nhỏ, các bậc cha mẹ cần thận trọng lựa chọn và chế biến thức ăn để tránh ngộ độc cho con trẻ. Cụ thể như sau:

  • Mua thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
  • Không dùng các thực phẩm chứa nhiều độc tố như cá lóc, khoai tây mọc mầm và những thực phẩm có chất độc hóa học.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ
  • Khi đi ăn ngoài, hãy chọn những địa điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các quán ăn ẩm thấp, bẩn thỉu.
  • Giáo dục trẻ lựa chọn các thực phẩm an toàn, đảm bảo. Vì nhận thức của trẻ về các thực phẩm còn kém, nhất là độ tuổi mầm non và tiểu học.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như thế nào?
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như thế nào?

Mong rằng các ông bố bà mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, các cách điều trị và phòng ngừa để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con em của mình.

InfXetnghiem.com – DS. Hiếu



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]