Bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Mới nhất 2020

Bệnh viêm phổi hiện rất phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên rất nhiều ông bố bà mẹ chưa biết cách phòng chống viêm phổi cho con. Bài viết về những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em sau đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do sự xâm nhiễm của vi sinh vật tấn công vào phổi. Đặc biệt với trẻ so sinh, hệ hô hấp còn non yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng.

Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do sự xâm nhiễm của vi sinh vật tấn công vào phổi.
Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do sự xâm nhiễm của vi sinh vật tấn công vào phổi.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi là do

  • Vi rút: Các chủng vi rút gây bệnh hô hấp, phát triển mạnh khi giao mùa, nhất là mùa lạnh.
  • Vi khuẩn
  • Ký sinh trùng, nấm: gây tưa miệng, viêm phế quản phổi.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

Ngoài ra còn có một số yếu tố tăng cường khiến trẻ bị viêm phổi như:

  • Hoàn cảnh về kinh tế – xã hội không thuận lợi như: nước ô nhiễm, chất lượng cuộc sống chưa cao
  • Ô nhiễm không khí từ khói thuốc lá, xe cộ, công nghiệp
  • Gia đình có người mắc bệnh lao.
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không khoa học, không mang trẻ đi tiêm phòng đúng lịch
  • Do thể trạng trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém
  • Do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột.

Xem thêm: Bệnh Lao Là Gì? Xét Nghiệm Đờm Ở Đâu? [Chi Tiết A-Z 2020]

Các triệu chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em

Các triệu chứng thường đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giai đoạn sớm: có thể chỉ sốt nhẹ, chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…

Giai đoạn sau: sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, thở co lõm lồng ngực, trẻ bỏ bú, tím môi, tím đầu chi, tiêu chảy, nôn, đau bụng.

Điều trị viêm phổi ở trẻ em tại nhà

Những cách điều trị viêm phổi tại nhà mẹ có thể áp dụng như:

  • Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp
  • Sử dụng kháng sinh đúng chỉ định, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày có thể giúp trẻ hạn chế được việc bị xâm nhiễm bởi các vi sinh vật có hại.
  • Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …)
  • Dựa vào chỉ định các bác sĩ đã đưa để sử dụng thuốc hiệu quả.
  • Chế độ chăm sóc trẻ thích hợp tại nhà: Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh và khi vừa khỏi bệnh. Nên vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên, thông thoáng đường thở.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước
  • Ho là phản xạ bẩm sinh giúp đẩy các dị vật ra ngoài. Do đó mẹ không nên kìm hãm phản xạ này bằng các cách khác nhau nếu mức độ chưa nghiêm trọng. Trừ khi các triệu chứng của ho có nghiêm trọng thì mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đưa trẻ đi tái khám khi cần thiết

Khi điều trị tại nhà không có dấu hiệu chuyển nhẹ, mẹ cần đưa trẻ đi tái khám. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị.

Tái khám theo hẹn: Trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không

Tới gặp bác sỹ ngay: Nếu trẻ có các dấu hiệu trở nặng nhất là các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp như khó thở, viêm phế quản, tím tái mặt mày thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tránh để lâu sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Khi đưa trẻ đi khám hoặc cấp cứu, bạn nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất, nhất là các bệnh viện. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên đều có khu điều trị các bệnh viêm phổi cho trẻ em nên các bố mẹ hoàn toàn yên tâm.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

Tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh: hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, người mắc bệnh về đường hô hấp

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không ẩm mốc, vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên và đúng cách.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa để tránh các loại vi rút vi khuẩn gây hại.

Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo chỉ dẫn của bộ y tế.

Phát hiện sớm các biểu hiện viêm đường hô hấp nói chung ở trẻ để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, cho bú đầy đủ.

Hi vọng rằng những thông tin về bệnh viêm phổi cho trẻ em đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho con yêu.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]