Xét Nghiệm Ung Thư Xương và Những Điều Cần Biết [Chi tiết 2020]

Các căn bệnh ung thư có chiều hướng tăng dần trong những năm gần đây. Trong đó có căn bệnh ung thư xương. Tuy nhiên rất nhiều người không biết rõ về căn bệnh này, khiến cho việc phát hiện và điều trị trở nên khó khan. Bài viết:” Những điều cần biết về xét nghiệm ung thư xương” dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết về căn bệnh này.

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại bệnh ung thư do sự liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết xương. Ung thư xương thường gặp ở ở gần gối, khuỷu đầu dưới, xương quay đầu trên, xương cánh tay.

Ung thư xương là loại bệnh ung thư do sự liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết xương
Ung thư xương là loại bệnh ung thư do sự liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết xương

Nguyên nhân nào gây ung thư xương?

Ung thư xương đa số là do di căn tế bào ung thư của các cơ quan khác, rất ít trường hợp ung thư xương nguyên phát. Hiện nay, không xác định nguyên nhân chính xác gây ung thư xương. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt có thể để bị do di truyền như

  • Mắc hội chứng Li –Fraumeni
  • Mắc hội chứng Rothmund – Thomson
  • U nguyên bào võng mạc di truyền

Ngoài ra những người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao cũng tăng nguy cơ mắc ung thư xương, đặc biệt khi còn trẻ. Những người rối loạn ức chế ung thư hoặc bị chấn thương mãn tính các vùng xương cũng có nguy cơ cao mắc ung thư xương.

Các triệu chứng của ung thư xương?

Ung thư xương là bệnh gặp khá hiếm và các triệu chứng cũng rất ít biểu hiện. Thông thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh khác, dễ dẫn tới chủ quan và khó nhận biết. Dưới đây là một số những biểu hiện điển hình:

  • Đau xương, xương yếu giòn, dễ gãy.
  • Đi lại khá khó khan, tay chân mỏi mệt với những người khi trên 30 tuổi.
  • Các chi yếu dần đi, tê liệt và hay bị đau nhói các chi. Đây là dấu hiệu của việc giây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép bởi khối u.
  • Cảm giác có một vùng xương ấm hơn.

Khi ở giai đoạn nặng hơn thì xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Mệt mỏi stress, nhanh có cảm giác kiệt sức.
  • Hay toát mồ hôi, chán ăn, có hạch ngoại vi.
  • Da xanh nhợt nhạt, nôn ói, táo bón, chán ăn hay bị lú lẫn
  • Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, lâu lành vết thương và một số trường hợp sẽ bị xuất huyết dưới da.

Các xét nhiệm ung thư xương để chẩn đoán chính xác hơn?

  • Chụp X-Quang: Đây là cách đơn giản để chẩn đoán ung thư xương, giúp xác định vị trí của khối ung thư hoặc vị trí di căn tới xương là cơ quan nào.
  • Chụp cắt lớp CT, MRI:  sau khi chụp X-quang, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp CT hoặc MRI để biết chính xác hơn tình trạng bệnh.
  • Chụp (scan) xương: là scan bằng chất đồng vị thông qua việc bác sĩ sẽ tiêm một lượng chất phóng xạ nhẹ vào ven trên tay, những chiếc xương bất thường sẽ hút nhiều chất phóng xạ hơn và tạo nên một vùng nổi bật được gọi là điểm nóng. Chất phóng xạ được sử dụng ở mức độ thấp và không có hại. Chúng sẽ tự mất đi trong vòng vài giờ.
  • Mẫu sinh thiết nhằm lấy tế bào xương, bác sĩ sẽ chọc cắm vào xương một loại kim loại đặc biệt rồi quan sát tế bào xương dưới kính hiển vi để xác định ung thư xương là ác tính hay lành tính. Nếu là ung thư thì cần phải làm các xét nghiệm khác để khẳng định chính xác loại ung thư. Nếu số tế bào lấy được quá ít thì kết quả cần được khẳng định lại bằng sinh thiết mở.
  • Sinh thiết mở là dùng dao để lấy một mẫu mô từ khối u của xương. Nếu khối u còn nhỏ thì có thể bỏ toàn bộ. Nếu đó là khối u lành tính không cần phải điều trị ung thư nữa. Nếu là ung thư bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể.

Các giai đoạn của ung thư xương?

Ung thư xương gồm có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: ung thư chỉ phát triển trong xương và chưa lan ra các khu vực khác. Sau khi khẳng định chính xác ung thư thì thì bác sĩ sẽ cho các liệu pháp điều trị chị phù hợp với giai đoạn nhẹ.
  • Giai đoạn 2: cấp độ trung bình, các tế bào ung thư phát triển nhưng giới hạn trong xương, cũng chưa di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 3: tế bào ung thư đã di căn tới hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trên xương và các hạch bạch huyết. Thậm chí là các môn lân cận.
  • Giai đoạn 4: ung thư xương đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, các mạch máu, đến các bộ phận như não, phổi, gan, dạ dày…
Có 4 giai đoạn của ung thư xương
Có 4 giai đoạn của ung thư xương

Các phương pháp nào điều trị ung thư xương?

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và ưu tiên nhất do có thể giải quyết được tận gốc khối u, mang lại hi vọng sự sống cho người bệnh. Căn bệnh ung thư xương có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối u
  • Hóa trị: là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị ung thư xương nhằm giết chết các tế bào ung thư. Thuốc dùng dưới hai loại dạng là uống và tiêm. Hóa trị thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị. Với những khối u nhỏ thì hóa trị sử dụng để thu nhỏ khối u, hỗ trợ cho việc phẫu thuật và tiêu diệt các tế bào còn sót sau khi phẫu thuật, ngừa tái phát.
  • Xạ trị là việc dùng các tia xạ có năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư ngăn chúng nhân lên và di căn. Xạ trị còn dùng để thay thế phẫu thuật để phá huỷ u sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện mỗi ngày và và thời gian điều trị thường là 5 ngày trong 1 tuần, tiến hành trong vòng 5 đến 8 tuần.
Xạ trị điều trị ung thư xương
Xạ trị điều trị ung thư xương

Các phương pháp phòng ngừa ung thư xương tái phát và mắc mới.

Bệnh ung thư xương là căn bệnh rất nguy hiểm cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và chữa khỏi Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc phòng ngừa một cách chủ động là biện pháp hiệu quả và khoa học để bảo vệ sức khỏe việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đây là vấn đề  chung mà khi mắc tất cả các căn bệnh của cơ thể đều nên lưu ý. Khẩu phần ăn hợp lý bổ sung nhiều Canxi, Magie giúp xương khỏe mạnh hơn giảm các lớp chất béo, ăn nhiều rau củ quả trái cây cá, để bổ sung vitamin và sức đề kháng.
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh: không hút thuốc lá thường xuyên, không sử dụng rượu bia nhiều, lạc quan, tránh stress căng thẳng
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Đây là biện pháp rất hữu ích cho điều trị ung thư xương, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và tác động tích cực đến tất cả các cơ quan của cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị.
  • Với những gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh ung thư xương thì cũng nên đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán trước.

Hi vọng bài viết trên Inf Xét nghiệm đã giúp các bạn có thêm những kiến thức về xét nghiệm ung thư xương để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân xung quanh.

The post Xét Nghiệm Ung Thư Xương và Những Điều Cần Biết [Chi tiết 2020] appeared first on INFXetNghiem Cung Cấp Thông Tin Xét Nghiệm Y Khoa.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]