Xét Nghiệm Tiền Sản Giật? Tầm Soát Tiền Sản Giật | Năm 2020

Tiền sản giật là khái niệm không còn quá xa lạ với những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, hiểu và nắm bắt rõ tường tận về tiền sản giật thì không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc theo dõi bài viết:” Các xét nghiệm tiền sản giật bạn không thể bỏ qua” dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là tình trạng huyết áp và protein niệu trong sản phụ tăng lên nhiều. Nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm tiền sản giật
Xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm tiền sản giật ở những đối tượng nào?

Tiền sản giật thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ, là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong sơ sinh.

Tiền sản giật dẫn tới nguy cơ sinh non tháng do phải chấm dứt thai kỳ sớm trên nền tảng bào thai suy dinh dưỡng nguy cơ thai chết lưu, tăng trưởng chậm.

Các triệu chứng chứng nhận biết sớm tiền sản giật

Một số biến chứng điển hình, dễ nhận biết sớm tiền sản giật. Đó là:

  • Sản phụ tăng huyết áp đột ngột, thường là 140/90 mmHg.
  • Xét nghiệm nước tiểu có protein thường là albumin
  • Thai phụ đi tiểu ít, thiếu niệu và gặp các vấn đề về thận
  • Hay bị đau bụng trên, nôn buồn, nôn, đau đầu
  • Sản phụ giảm thị lực, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu, suy giảm chức năng gan, do có dịch trong phổi nên gây cảm giác khó thở, phù toàn thân.

Những thai phụ có yếu tố nguy cơ của tiền sản giật trên thì cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm tiền sản giật để hạn chế những rủi ro, nguy cơ xấu cho thai nhi. Đặc biệt với những thai phụ trên 40 tuổi, đa thai, mắc các bệnh như tăng huyết áp mãn tính, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus ban đỏ, bản thân và gia đình từng có tiền sử bị tiền sản giật.

Triệu chứng chứng nhận biết sớm tiền sản giật
Triệu chứng chứng nhận biết sớm tiền sản giật

Cơ sở để xét nghiệm tiền sản giật

Khi bị tiền sản giật, huyết áp và nồng độ protein niệu trong máu tăng cao. Do đó khi xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản giật, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhờ đó, giúp chẩn đoán và tiên lượng ngắn hạn nguy cơ tiền sản giật.

Thực hiện xét nghiệm tiền sản giật thực hiện ở tháng thứ 3 của thai kỳ, thông thường từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13. Đây là xét nghiệm không xâm lấn nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ. Do đó các mẹ hãy yên tâm đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Các xét nghiệm phát hiện tiền sản giật

Nếu thai phụ có các triệu chứng dẫn tới khả năng bị tiền sản giật cao thì bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm xét nghiệm như công thức máu để đánh giá số lượng tiểu cầu, chức năng gan, chức năng thận, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: để phát hiện các tổn thương thận, men gan cao và số lượng tiểu cầu. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Nếu hàm lượng axit uric trong máu cao là dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật.
  • Xét nghiệm chỉ số độ thanh thải Creatinine: để kiểm tra chức năng của thận. Xét nghiệm này cần có mẫu máu và nước mẫu nước tiểu trong 24 giờ của thai phụ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra lượng đạm trong nước tiểu ở thai phụ trong thời gian 24 giờ. Nếu hàm lương đạm quá cao, nghĩa là thận đã bị tổn thương do tiền sản giật.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu

Ngoài ra, nếu thai phụ có một cơn động kinh, co giật thì bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm sau:

  • Chụp cắt lớp CT hoặc MRI để kiểm tra các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể thai phụ.
  • Đo điện não đồ (EEG).

Nếu thai phụ mắc phải hội chứng tiền sản giật, sức khỏe của thai nhi cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Các xét nghiệm gồm có:

  • Theo dõi và ghi lại nhịp tim của thai nhi.
  • Siêu âm để kiểm tra lượng nước ối và nhau thai xem có bình thường.
  • Kiểm tra hoạt động của nhau thai thông qua việc siêu âm màu Doppler để.
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối để kiểm tra độ trưởng thành của phổi.

Hiện nay, các cơ sở xét nghiệm tiền sản giật rất nhiều, đặc biệt là ở các trung tâm thành phố lớn. Các thai phụ nên lựa chọn cơ sở uy tín để xét nghiệm cho kết quả chính xác. Hi vọng rằng qua bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết và bổ ích về xét nghiệm tiền sản giật.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]