Rối Loạn Mỡ Máu? Và Những Điều Cần Biết [Chi tiết A-Z 2020]

Máu là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể. Những thành phần trong máu thay đổi hoặc rối loạn các chuyển hóa thành phần trong máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết về Rối loạn mỡ máu dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh này.

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Cholesterol và Triglycerides là hai 2 loại chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể cùng với protein và tinh bột.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Hiện nay có bốn loại rối loạn mỡ máu phổ biến, đó là:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
  • Tăng nồng độ triglyceride.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp

Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp dễ dân đến tai biến mạch máu não và đột quỵ. Ngoài ra mỡ máu tăng gây viêm tụy cấp, nếu trở nặng có thể dẫn đến viêm tụy mạn và đái tháo đường.

Do rối loạn mỡ máu là một thành phần có trong máu, chỉ khi gây ra các biến chứng cho cơ thể thì mới có triệu chứng còn bình thường thì không có các biểu hiện gì. Vì thế khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra mỡ máu thường xuyên.

Nguyên nhân của bệnh rối loạn mỡ máu

Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất béo bão hòa bị béo phì và ít vận động.

Sử dụng các loại thuốc như Estrogen, thuốc trị HIV, cũng có thể làm tăng nồng độ Triglyceride.

Các yếu tố di truyền: bệnh sử gia đình có các thành viên từng bị rối loạn mỡ máu. Đặc biệt, nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình.

Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất béo bão hòa bị béo phì và ít vận động;
Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất béo bão hòa bị béo phì và ít vận động

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Đó là:

  • Tiểu đường: đường huyết cao góp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol.
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch khi còn trẻ, trong gia đình có người bị bệnh liên quan đến mỡ trong máu.
  • Chế độ ăn uống không hợp lí: ăn nhiều chất béo bão hòa trong các thực phẩm.
  • Béo phì: có nguy cơ mắc bệnh
  • Ít tập thể dục;
  • Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.

Các kĩ thuật chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu

Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu, giúp kiểm tra mức cholesterol và thường gồm các thông số:

  • Cholesterol toàn phần;
  • LDL- cholesterol;
  • HDL -cholesterol;
  • Triglycerides.

Các biện pháp điều trị bệnh mỡ máu

Ở trẻ em: Nên cho trẻ ăn một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn mỡ máu. Khi rối loạn là do di truyền từ gen mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị rối loạn chuyển hóa ở một số bệnh: Với các bệnh lí này thì cần điệu trị kết hợp giữa thuốc và chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng điều chỉnh lối sống: Tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống ít dầu mỡ, ăn ít nội tạng hạn chế uống các loại rượu bia, nước giải khát có ga và không hút thuốc lá, thuốc lào… là những lối sống giúp điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả.

Cải thiện chế độ ăn uống
Cải thiện chế độ ăn uống

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị. Vì các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có thể gây tăng men gan. Do đó khi bị rối loạn chuyển hóa, người bệnh phải đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm thay vì tự ý mua thuốc về uống, sẽ rất nguy hiểm.

Khi dùng thuốc giảm mỡ máu cũng phải được theo dõi thường xuyên và tái khám định kỳ. Nên theo dõi tình trạng rối loạn mỡ máu thường xuyên để kiểm soát chỉ số. Nếu không theo dõi dễ dẫn tới mất kiểm soát mỡ máu và dễ dẫn tới các biến chứng như rối loạn mỡ máu, tai biến, đột quỵ…

  • 4 loại thuốc giảm mỡ máu giúp điều trị rối loạn mỡ máu:
    • Statins
    • Niacin
    • Nhựa gắn acid mật
    • Các dẫn xuất của Acid Fibric: làm giảm Triglyceride trong máu.

Xét nghiệm rối loạn mỡ máu ở đâu?

Hiện nay các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa đều có dịch vụ xét nghiệm rối loạn mỡ máu. Do bệnh không có triệu chứng khi ở mức nhẹ, khi trở nặng và có các biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng thì mới có biểu hiện. Do đó đi khám sức khỏe định kì là lời khuyên chúng tôi khuyên các bạn.

Rối loạn mỡ máu ngày càng nhiều người mắc, nhất là người trung tuổi. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và cần thiết nhất về căn bệnh này để các bạn có các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]