Đột Quỵ Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Đột Quỵ [Chi tiết 2020]

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm hay gặp phải ở người cao tuổi. Để làm rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Bệnh đột quỵ xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp ở những người lớn tuổi, hay nam giới hút uống nhiều rượu bia… hay những người mắc các bệnh lý về: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu cao, bệnh mạch máu ngoại biên…

Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân gây đột quỵ

Ngoài ra, bệnh đột quỵ xảy ra còn do lối sống thiếu khoa học, lành mạnh, lười vận động, gây tăng cân, béo phì, ăn uống nhiều chất béo, gây dư thừa cholesterol, những người nghiện bia rượu, bia, , căng thẳng thần kinh, áp lực công việc lớn, cuộc sống buồn phiền… cũng là những nguyên nhân thường dẫn đến bệnh đột quỵ.

Video đề xuất

Phình mạch máu não – kiến thức cần thiết

Dấu hiệu và Triệu chứng của đột quỵ:

Nếu phát hiện có một trong các dấu hiệu đột quỵ sau thì nên đưa ngay đến trụ sở y tế:

  • Đột nhiên yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân ở một bên cơ thể.
  • Mất đột ngột tầm nhìn, sức mạnh, sự phối hợp, cảm giác, lời nói, hoặc khả năng hiểu lời nói. Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Sự lờ mờ đột ngột của thị lực, đặc biệt là trong một mắt.
  • Mất cân bằng đột ngột, có thể kèm theo nôn mửa, buồn nôn, sốt, nấc cụt hoặc khó nuốt.
  • Đau đầu đột ngột và nghiêm trọng không rõ nguyên nhân sau đó nhanh chóng mất nhận thức – chỉ dẫn của một cơn đột quỵ do chảy máu.
  • Mất ý thức ngắn ngủi.
  • Không giải thích được chóng mặt giảm đột ngột.
Dấu hiệu đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ

Các loại thuốc chống đột quỵ:

Thuốc làm loãng máu:

  • Thuốc làm loãng máu được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ (loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm hơn 80% các trường hợp bị đột quỵ) và đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua.
  • Hai loại đột quỵ này đều là do sự ảnh hưởng của các cục máu đông làm tắc một động mạch nào đó trong não gây ra đột qụy. Các loại thuốc làm loãng máu có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Thuốc chống đông máu:

  • Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa cục máu đông mới không xuất hiện và làm cho cục máu đông hiện tại không phát triển kích thước lớn hơn.
  • Hiện nay Warfarin (Coumadin, Jantoven) là loại thuốc chính được sử dụng để chống đông máu. Thuốc vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Thuốc chống tiểu cầu:

  • Thuốc chống tiểu cầu có tác dụng làm loãng máu giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành khối máu đông theo một cách khác. Các loại thuốc chống tiểu cầu có tác dụng ngăn ngừa tiểu cầu kết dính với nhau từ đó các cục máu đông không hình thành.
  • Thuốc chống tiểu cầu được sử dụng phổ biến nhất là Cetylsalicylic (ASA) hay còn gọi là Aspirin.Ngoài ra, có các loại thuốc chống tiểu cầu khác bao gồm Clopidogrel, Dipyridamole và Ticlopidine.

Thuốc làm tan cục máu đông:

Thuốc làm tan cục máu đông (thuốc làm tan huyết khối) là những chất kích hoạt Plasminogen mô (tPA) có tác dụng phá vỡ cục máu đông tồn tại trong mạch máu để dòng máu được lưu thông.

Stalin-thuốc hạ Cholesterol:

Stalin là loại thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất một loại enzyme có tên là HMG-CoA reductase.

Thuốc hạ huyết áp:

  • Huyết áp cao là mối nguy lớn nhất gây ra đột quỵ do vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Vì thế việc giữ huyết áp ổn định là điều rất quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ xuất hiện. =>Tìm hiểu thêm: Triệu chứng Triệu Chứng Bệnh Cao Huyết Áp Và Cách Chữa Trị
  • Bao gồm: thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB), Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi, thuốc lợi tiểu,

Bệnh đột quỵ thực sự vô cùng nguy hiểm. Mong rằng những thông tin chúng tôi đưa ra thực sự hữu ích đối với bạn.

Tài liệu FCA: Thông tin và Lời khuyên

Xem Online tại đây: www.caregiver.org/fact-sheets



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]