Bệnh Lao Là Gì? Xét Nghiệm Đờm Ở Đâu? [Chi Tiết A-Z 2020]

Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến bệnh lao và xét nghiệm đờm. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ về mối liên hệ giữa bệnh lao và xét nghiệm đờm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này. Mời bạn đọc theo dõi.

Bệnh lao là bệnh gì?

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao tấn công vào cơ thể và gây nên. Khi vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó điển hình là phổi và sinh sôi, trong khi đó cơ thể chúng ta lại không đủ khả năng chống lại nó, khi đó chúng ta sẽ mắc bệnh lao.

Bệnh Lao Phổi
Bệnh Lao Phổi

Xét nghiệm đờm là gì?

Xét nghiệm đờm hay còn được gọi là xét nghiệm AFB. Đây là xét nghiệm thường quy, được sử dụng rất nhiều trong chẩn đoán bệnh lao phổi. Mẫu đờm của bệnh nhân sẽ được nhuộm bằng kỹ thuật Ziehl-Neelsen để phát hiện vi khuẩn kháng cồn kháng acid. Bác sĩ sẽ tiến hành soi trên kính hiển vi quang học để phát hiện vi khuẩn.

Xét nghiệm đờm hay còn được gọi là xét nghiệm AFB
Xét nghiệm đờm hay còn được gọi là xét nghiệm AFB

Triệu chứng bệnh Bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, biểu hiện rất đặc trưng và điển hình. Đó là:

  • Ho khan, ho có đờm, ho ra máu liên tục và kéo dài, ít nhất là 3 tuần. Đây là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi.
  • Hay có cảm giác đau ngực, khó thở
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
  • Ban đêm hay bị đổ mồ hôi trộm
  • Có biểu hiện sốt nhẹ, sút gây, xanh xao

Mỗi cơ địa có các triệu chứng bệnh khác nhau vì vậy khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ lao phổi bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Lao phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, biểu hiện rất đặc trưng và điển hình
Lao phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, biểu hiện rất đặc trưng và điển hình

Bệnh lao phổi lây truyền như thế nào?

Bệnh lao rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp. Đây là con đường lây lan chủ yếu của bệnh. Không có mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật chủ trung gian

Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.

Vi khuẩn lao dễ dàng bắn từ nước nọt của người bị bệnh đến người lành. Vi trùng sẽ từ phổi qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương… và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể.

Những nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Môi trường ô nhiễm, ẩm ướt và nhiều bụ bẩn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.

Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể hít phải vi khuẩn lao và mắc bệnh

Ăn uống hoặc tiếp xúc với các đồ vật có khả năng có vi khuẩn lao

Lưu ý:

  • Nếu chưa được điều trị, bệnh sẽ lây lan rất nhanh trong cộng đồng
  • Khả năng lây bệnh rất thấp nếu đã được điều trị bằng thuốc chống lao.
  • Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bệnh lao phổi

Khi được nghe bạn nêu các biểu hiện có khả năng là của bệnh viêm phổi, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm:

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể)
  • Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
  • X-quang phổi

Chẩn đoán xác định bệnh: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+)

Trong các xét nghiệm trên thì xét nghiệm đờm là cách đơn giản nhất để kiểm tra xem bạn có bị bệnh lao phổi hay không. Do xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ tìm được các vi trùng có trong dịch đờm để kết luận bệnh.

Cách khạc đờm để xét nghiệm đúng quy trình

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế bệnh nhân bị bệnh lao phổi hoặc nghi ngờ bị bệnh lao phổi cần tiến hành lấy mẫu đờm xét nghiệm theo đúng quy trình sau để vừa kiểm tra chính xác, vừa giúp không phát tán vi khuẩn ra môi trường xung quanh.

  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh
  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (lần 2)
  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (lần 3) rồi ho khạc thật sâu.
  • Đặt cốc chứa đờm vào sát miệng, nhổ đờm vào cốc rồi vặn chặt nắp.
  • Đưa cốc đờm và phiếu xét nghiệm cho bác sĩ xét nghiệm
  • Nếu khó khạc đờm bạn sẽ được hỗ trợ bằng cách vỗ rung, uống thuốc long đờm hoặc khí dung nước muối ấm.
Cách khạc đờm để xét nghiệm
Cách khạc đờm để xét nghiệm

Lưu ý: Súc miệng sạch bằng nước thường trước khi lấy đờm. Nếu lượng đờm quá ít (<2ml) không đủ để làm xét nghiệm thì bệnh nhân phải thực hiện lấy đờm lại theo các bước ở trên.

Hi vọng bài viết của INF Xét Nghiệm đã giúp các bạn hiểu thêm về bệnh lao và xét nghiệm đờm. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]