Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều Trị – Mới nhất 2020

Mỗi căn bệnh đều ảnh hưởng ít nghiều đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh gout là một điển hình. Vậy bệnh gout là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh phổ biến trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh gout là một dạng của viêm khớp, gây đau, sưng và nóng ở khớp. Bệnh gout được xem là một dạng viêm khớp phổ biến và rất phức tạp.

Các khớp chân, ngón chân, mắt cá chân hay đầu gối là những vị trí phổ biến nhất và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi gout.

Căn bệnh này gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở một số vị trí của các khớp và thường xảy ra ở ngón chân cái.

Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi tình thể urate tích tụ bên trong khớp, gây nên triệu chứng viêm và đau dữ dội. Tinh thể urat được hình thành khi nồng độ Acid uric trong máu của bạn tăng cao.

Monosodium urat (tinh thể Acid uric) được hình thành từ Acid uric, một trong những hóa chất tự nhiên trong cơ thể. Acid uric xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của RNA và DNA. Khi nó phá vỡ nhân purin cơ thể bạn tạo ra Acid Uric

Trong một số những loại thực phẩm như thịt, thịt đỏ, hải sản,.. tìm thấy purines. Ở một số loại thực phẩm khác cũng thúc đẩy nồng độ Acid uric tăng cao, chẳng hạn như các đồ uống có cồn như rượu, bia và đồ uống có đường khác.

Thông thường, Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào đường nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn lại sản xuất quá nhiều Acid uric hoặc thận của bạn bài tiết Acid uric quá ít. Khi xảy ra điều này, Aicd uric có thể tích tụ bên trong cơ thể, hình thành lên các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở các mô quang khớp gây đau, sưng và viêm.

Nguyên nhân gây nên bệnh gout
Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh gout:

Các yếu tố có thể làm tăng lượng Acid uric trong cơ thể bạn bao gồm:

Chế độ ăn uống:

Ăn uống với một chế độ dư thừa protein, giàu thịt, hải sản và những đồ uống có đường, có thể làm tăng nồng độ Acid uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Hay uống quá nhiều rượu và bia cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Do tình trạng béo phì:

Khi bạn đang trong tình trạng thừa cân, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều acid uric hơn bình thường khiến thận của bạn lúc này sẽ rất khó khăn để có thể loại bỏ hết Acid uric ra ngoài cơ thể được.

Do một số loại thuốc:

  • Việc sử dụng thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong quá trình điều trị tăng huyết áp và Aspirin liều thấp cũng có thể làm cho nồng độ Acid uric tăng trong máu.
  • Vì vậy, những loại thuốc này có thể sẽ được chống chỉ định cho những người bệnh đã qua cấy ghép nội tạng.

Điều kiện y tế:

Một số loại bệnh và điều kiện có thể làm tăng nguy có mắc bệnh gout bao gồm những mặt bệnh lý như huyết áp cao và các bệnh mãn tính như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, những bệnh liên quan đến thận và tim mạch.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout:

Khi một trong các thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh gout, thì khả năng mắc bệnh gout của bạn sẽ cao hơn so với những người bình thường đấy nhé.

Tuổi tác và giới tính:

  • Thông thường mọi người biết đến là bệnh gout chỉ mắc ở nam giới, còn ở phụ nữ thì cơ thể có xu hướng có mức Acid uric thấp hơn.
  • Tuy nhiên, không phải phụ nữ lúc nào cũng là đối tượng miễn nhiễm với căn bệnh này. Sau thời kì mãn kinh, nồng độ Acid uric ở phụ nữ có thể cao gần bằng nam giới.

Bị chấn thương hoặc qua quá trình phẫu thuật:

  • Nếu bạn trải quá quá trình phẫu thuật hoặc bị chấn thương, cũng có thể là trở thành một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Triệu chứng bệnh gout

Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh gout hầu như luôn luôn xảy ra đột ngột và không có những dấu hiệu báo trước, vào ban đêm các cơn đau thường xuất hiện.

  • Các cơn đau khớp dữ dội của bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái của bạn, nhưng những cơn đau này cũng có thể xảy ra ở bất kì các khớp xương nào trên cơ thể bạn
  • Khó chịu sau cơn đau. Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm dần, một số hiện tượng khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần.
  • Xuất hiện viêm và nóng đỏ trên các khớp. Giới hạn vận động.

Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Gout không được phát hiện và điều trị trị kịp thời thì trở thành căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Bệnh gout tái phát:

  • Gout là căn bệnh mạn tính. Nhiều bệnh nhân dù đã điều trị nhưng có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm.

Khi bệnh gout tiến triển:

  • Bệnh gout cấp tình nếu không được điều trị kịp thời thì các tinh thể muối urat sẽ tấn công các khớp và hình thành ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… các hạt tophi. Đây chính là giai đoạn gout mãn tính.

Gây sỏi thận

Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?
Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Nếu bạn xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột trong các khớp hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ kịp thời.

Mong rằng những thông tin về bệnh goutInfxetnghiem đưa ra giúp bạn đọc lí giải được câu hỏi “Bệnh gout là gì?” để có thể bảo về sức khỏe một cách tốt nhất.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét Nghiệm Máu Bình Thường Có Phát Hiện Bệnh Sùi Mào Gà Không? [2020]

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Lipid Máu [Chi tiết 2020]